Ngăn ngừa bệnh loãng xương với viên uống Kirkland Calcium 600mg+D3
Thông thường khi nhắc
đến loãng xương mọi người cứ nghĩ chỉ có người già mới có nguy cơ loãng xương
cao, còn mình còn trẻ thì không lo gì, cứ vô tư. Nhưng trên thực tế ngày nay
không ít thanh niên đôi ba mươi tuổi đã mắc bệnh về xương khớp, loãng xương,
đau lưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như trong học tập và làm việc.
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi |
Trong đó đối tượng phụ
nữ trẻ tuổi có độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ loãng xương cao hơn cả. Nguyên
nhân chính là do bệnh hoặc thuốc mà họ đang dùng gây mất xương, trường hợp này
còn được gọi là loãng xương thứ phát. Đôi khi không tìm được nguyên nhân do đâu
khi phụ nữ bị loãng xương ở độ tuổi sớm hơn từ 18 đến 25 tuổi, thi đây gọi là
loãng xương tự phát.
Theo Bác sỹ Mai Văn
Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM,
phân tích: “Ở con người có 2 quá trình diễn ra song song là tạo xương và hủy
xương. Ở trẻ em, quá trình tạo xương mạnh mẽ hơn hủy xương, giúp cơ thể ngày
một phát triển. Dần dần, khi tuổi càng cao, tình hình bị đảo ngược: Hủy xương
nhanh hơn tạo xương, dẫn đến loãng xương”.
Cũng theo BS Thu,
loãng xương thường gặp ở tuổi trên 40, nhất là phụ nữ, bởi quá trình chuyển hóa
canxi, tạo xương còn liên quan đến hormone sinh dục. Khi mãn kinh, hormone sinh
dục suy giảm làm họ dễ bị loãng xương. Tuy nhiên, nếu hiện tượng loãng xương
xảy ra khi tuổi đời còn quá trẻ, đặc biệt là ở thanh thiếu niên, có thể đây là
một dấu hiệu báo động và là biến chứng đi kèm của một căn bệnh nguy hiểm đang
tiềm ẩn.
Điều này dấy lên một
hồi chuông cảnh báo cho các bạn trẻ đặc biệt là nữ giới phải chú ý hơn đến tình
trạng sức khỏe xương khớp của mình và nên đến bệnh viện để kiểm tra mật độ
xương thường xuyên.
Dưới đây là một số dấu
hiệu cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ loãng xương, nếu bạn có nhiều hơn một trong
số các dấu hiệu này, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để bác sỹ cho bạn kết quả
sớm nhất về mật độ xương của mình.
Gãy xương ít nhất 2 lần trong 2 năm
Nếu bạn bỗng nhiên bạn
bị nứt xương đầu gối hay vỡ mắt cả chân chỉ bởi bước quá nhanh hoặc tai nạn khi
đi giày cao gót. Lúc này bạn cần chú ý hơn tới bản thân, bởi đó chính là một
dấu hiệu cảnh báo rằng bạn bị loãng xương. Bạn cần đo mật độ xương định kỳ nhằm
biết được lượng canxi và khoáng chất quan trọng trong xương, giúp dự đoán được
nguy cơ gãy xương.
Loãng xương cùng với đi giày cao gót khiến xương dễ gãy |
Bạn bẩm sinh đã có khung xương nhỏ, thân hình mỏng
Có những người sinh ra
đã có cấu tạo khung xương nhỏ, những người này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về
xương nhiều hơn những người có bộ khung xương lớn. Những người này cũng cần đo
mật độ xương thường xuyên để biết được tình trạng của mình và có biện pháp để
bổ sung canxi đủ cho cơ thể tránh nguy cơ gãy xương.
Một số triệu chứng dễ
nhận thấy ngay nhất ở những người có nguy cơ loãng xương cao như :
Thường xuyên đau nhức
xương: đau nhức tại các đầu
xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài, đau như châm chích toàn thân và tăng
cường độ đau về đêm.
Đau cột sống
lưng : Đau ngang thắt lưng
hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau cột sống, có thể kèm theo co cứng
các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.
Rối loạn tư thế cột
sống, chuột rút :
Các đốt sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng khi lớn tuổi, cong vẹo cột sống, giảm
chiều cao. Cơ thể gặp cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút, thường ra mồ hôi.
Làm gì để bảo vệ bản thân trước nguy cơ loãng xương ngày càng gia tăng ?
Thận trọng khi dùng thuốc có chứa cortisol
Trong các loại thuốc
chứa hoạt chất cortisol thường có nguy cơ gây ra loãng xương ca nhất. Ngoài ra
thuốc còn làm rối loạn sự đồng hóa canxi và kìm hãm quá trình hình thành của mô
xương.
Hãy chú ý nếu trong
đơn thuốc có kê dùng cortisol trong thời gian dài, hãy cố gắng hạn chế liều
dùng hàng ngày dưới 7,5mg. Trong trường hợp liều dùng bắt buộc phải cao hơn
7,5mg, hãy bổ sung thêm vitamin D và canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương.
Bổ sung nhiều canxi
Canxi có một vai trò
cực kỳ quan trọng không những tham gia vào quá trình cấu thành nên xương mà nó
còn ngăn ngừa loãng xương, giảm mật độ của xương. Khi nồng độ can-xi trong máu
giảm, cơ thể sẽ sản xuất hormon Parathormon có nhiệm vụ phóng thích canxi
chuyển vào trong máu. Quá trình di chuyển này làm giảm hàm lượng canxi trong
xương, lâu ngày sẽ gây ra bệnh loãng xương.
Một người trưởng thành
trung bình cần 1gr canxi mỗi ngày, do vậy cần bổ sung canxi bằng cách bổ sung
sữa hoặc các chế phẩm từ sữa.
Dinh dưỡng giàu canxi giúp xương chắc khỏe |
Tăng cường vitamin D cho cơ thể
Vitamin D được coi là
chất xúc tác giúp canxi chuyển hóa vào cơ thể dễ dàng hơn. Nếu thiếu vitamin D,
xương sẽ trở nên giòn và yếu. Với người trưởng thành nếu quá ít vitamin D sẽ
dẫn tới dị dạng xương và loãng xương.
Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm. Khi đi vào cơ thể, vitamin D được hấp
thu trong ruột non kèm theo chất béo rồi được đưa vào máu. Tuy nhiên, vitamin D
có rất ít trong thực phẩm tự nhiên mà chỉ có ở một vài loại cá biển béo, nhất
là trong gan của chúng.
Ngoài ra có thể bổ
sung canxi và vitamin D cho cơ thể bằng dạng viên uống giúp hấp thu vào cơ tốt
hơn.
Viên uống
Kirland Signature Calcium 600mg + D3 , 500 viên bổ sung canxi và vitamin D3 cho cơ thể giúp :
Bổ sung canxi và vitamin D3 giúp xương chắc khỏe với viên uống Kirkland Calcium 600mg+D3 |
Duy trì xương và răng luôn
chắc khỏe.
Giảm nguy cơ bị loãng
xương.
Tăng cường bổ sung
canxi cho cơ thể.
Hỗ trợ làm lành nhanh
các chấn thương ở xương.
Hỗ trợ và duy trì cơ
luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt.
Hỗ trợ cơ thể hấp thụ
hiệu quả canxi, magie, kẽm… nhờ có Vitamin D để xương luôn khỏe mạnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét